Bạn có biết đằng sau những công cụ quá thân thuộc và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày như Google Translate, Google Search chính là nhà khoa học, tiến sĩ Lê Viết Quốc – chàng trai người Huế đang tạo nên điều thần kỳ trên đất Mỹ.
Lê Viết Quốc, từ chàng trai Huế đến nhà khoa học Thung lũng Silicon, Mỹ.
Lê Viết Quốc, anh chàng kỹ sư người Huế bé nhỏ được biết đến với cái tên “ Google Brain” một chuyên gia hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo AI. Anh sinh năm 1982 tại một ngôi làng nhỏ ở huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi tốt nghiệp trường THPT chuyên Quốc Học- Huế, nhờ thành tích xuất sắc nên anh đã nhận được học bổng toàn phần và theo học tại Đại học Quốc gia Australia.
Năm 2004, Lê Viết Quốc bắt đầu nghiên cứu AI và máy học (Learning Machine) dưới sự dẫn dắt của một trong những chuyên gia về AI hàng đầu của Úc.
Năm 2012, kết quả nghiên cứu của Quốc đã được công bố, khởi động cho một cuộc chạy đua khốc liệt ở Facebook, Microsoft và các công ty khác nhằm đầu tư vào nghiên cứu công nghệ
Năm 2014, Lê Viết Quốc đã được Tạp chí MIT Technology Review vinh danh là một trong 35 nhà phát minh dưới 35 tuổi xuất sắc nhất thế giới với phần mềm nhận dạng hình ảnh và giọng nói. Nhiều người đánh giá anh là niềm tự hào của trí tuệ Việt ở một trong những lĩnh vực công nghệ đỉnh cao của thế giới. Google Translate – một tiện ích nhận diện giọng nói, dịch thuật được sử dụng phổ biến hiện này là một trong những sản phẩm dưới sự dẫn dắt của Quốc.
Đầu năm 2017, Quốc nhận lời tham gia Hội Đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam, với mong muốn đóng góp để Việt Nam sẽ có trường đại học đẳng cấp quốc tế.
Mới đây, Quốc đã phát triển chương trình mang tên AutoML-Zero , một chương trình thuật toán bằng phép ước lượng nhờ vào hệ thống AI. Tiến sĩ Lê Viết Quốc tin rằng, việc tăng số lượng các phép toán trong thư viện dữ liệu, tăng tài nguyên tính toán cho AutoML-Zero sẽ cho phép chương trình tìm ra những trí tuệ nhân tạo hoàn toàn mới và cạnh tranh với những công nghệ trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.
Ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo – Đón đầu xu thế của nhân loại
Có thể thấy, các hệ thống thông minh với khả năng xử lí thông tin khổng lồ đang hằng ngày trở thành trợ thủ đắc lực của sự phát triển trong mọi lĩnh vực. Đến với ngành Khoa học dữ Liệu và trí tuệ nhân tạo, người học sẽ đi sâu nghiên cứu các hệ thống chuyên gia, tương tác người – máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện; xử lí hình ảnh, âm thanh; phân tích dữ liệu lớn… Có thể thấy, ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo đang trở thành một trong những ngành đào tạo không thể thiếu trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với sự thay đổi của thế giới, xã hội, mọi người dân trong quá trình phát triển dẫn đến yêu cầu kết nối toàn cầu ở mọi cấp độ: Máy với máy, máy với người; người với người; chính phủ với các tổ chức, doanh nghiệp, người dân và ngược lại, đan xen nhau… Đây là nền tảng tạo lên các dữ liệu lớn kết hợp với năng lực tính toán tiến bộ vượt bậc, thúc đầy sự phát triển của trí tuệ nhân tạo nhằm phục vụ con người.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Tại Việt Nam, AI đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử. Công nghệ AI đã mang lại cho Việt Nam sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua và hi vọng các bạn – thế hệ trẻ sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai.