5  “kẻ thù tâm lý” của học sinh trước kì thi và cách ứng phó

Thời điểm hiện nay đang là giai đoạn nước rút để các sĩ tử hoàn tất các công đoạn cuối cùng cho kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia vô cùng quan trọng. Đặc biệt năm nay khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và khó lường, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó ảnh hưởng đến tâm lí các em học sinh. Nhận diện được 5 kẻ thù tâm lí dưới đây sẽ giúp thí sinh có sức khỏe tinh thần tốt để mang lại kết quả thi cao nhất.

Áp lực từ thông tin trên mạng xã hội

Dường như chúng ta đang sống trong một nền văn hóa thi cử nơi mà những cơ hội cuộc sống chúng ta bị quyết định một phần bởi “điểm số” của những cuộc thi. Đầu tiên là các kích thích gây căng thẳng bao gồm thông tin tiêu cực hoặc không chính xác như đề thi mang tính đánh đố, tỉ lệ chọi cao, kì thi không công bằng…

Học sinh tiếp cận quá nhiều thông tin hoang mang, lo lắng và không thể tập trung cho các hoạt động ôn luyện.

Một khi các em học sinh tiếp cận quá nhiều thông tin như thế này trên mạng xã hội hoặc người khác, khiến bạn hoang mang, lo lắng và không thể tập trung cho các hoạt động ôn luyện.

Nếu ngủ 6h/ngày thì sẽ thi trượt?

Nhiều học sinh đang có niềm tin rằng  “nghỉ ngơi”  trong thời gian này là “xa xỉ”,  nếu vẫn còn ngủ 6h/ngày thì sẽ thi trượt thôi. Tuy nhiên, điều đáng nói đây là những suy nghĩ niềm tin không hoàn toàn chính xác và nó khiến chúng ta xao nhãng, mất tự tin khi học và làm bài. Nhiều bạn ngồi lỳ học bài, không duy trì vận động hay duy trì một chế độ luyện tập thể chất trong thời gian dài cũng làm cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng đến sức học.

Tự nhốt mình để ôn tập là nguy cơ trầm cảm

Thói quen trì hoãn cũng là một “kẻ thù” mà các thí sinh cần nhận ra. Nhiều học sinh tự nhủ, lần này mình sẽ lên kế hoạch ôn tập và bắt đầu sớm nhưng rồi nhận ra mình chưa bắt đầu sớm. Từ đó, nhiều học sinh bắt đầu nghi ngờ có điều gì không ổn với mình dẫn đến lo lắng, không thể tập trung vào việc khác.

Nghỉ ngơi phù hợp để học nhanh hơn

Để ứng phó với các “kẻ thù tâm lý”, các em cần thay đổi các tác nhân bối cảnh gây stress.

Các em có thể từ chối không tiếp tục câu chuyện với những người có tư tưởng rằng kỳ thi không công bằng vì nó sẽ cấy mầm cho những suy nghĩ gian lận. Việc nghỉ ngơi phù hợp giúp bộ não được thư giãn và giúp chúng ta học nhanh hơn. Nên nhớ rằng, sức khỏe thể chất tốt làm tăng sức đề kháng của sức khỏe tinh thần.

Dành thời gian “tử tế” với bản thân mình.

Mỗi bạn hãy tìm ra một số cách thư giãn phù hợp để áp dụng. Ví dụ, thư giãn hít thở, thiền, yoga, nghe nhạc, uống một cốc trà ngon, hoàn thành một công việc mà mình giỏi.

Hãy duy trì các mối quan hệ xã hội để tránh sự cô lập. Không ngại nói ra những cảm xúc của bạn và nhờ sự trợ giúp. Trong giai đoạn này bạn hãy áp dụng phương châm “mỉm cười là công cụ, nhờ vả là con đường”

Nghe nhạc cũng là cách để thư giãn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *