• Mã trường: DHE
  • Mã ngành: 7580301
  • Tên ngành: Kinh tế xây dựng
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, C01

1.Giới thiệu ngành

Kinh tế xây dựng là một chuyên ngành thuộc khối ngành xây dựng, kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế xây dựng có khả năng thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực kinh tế, đầu tư trong các dự án xây dựng. Cụ thể như: Tham mưu chiến lược. giải pháp phát triển của các doanh nghiệp trong ngày xây dựng; Xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành hoạt động tại các công trường xây dựng; Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng; Lập, thẩm tra và thẩm định dự toán xây dựng, thanh quyết toán xây dựng công trình; Tổ chức đấu thầu và dự thầu; Kiểm toán vốn đầu tư xây dựng; quản lý hợp đồng và các công tác tài chính, kế toán trong doanh nghiệp xây dựng…

2. Kinh tế xây dựng tại HUET trang bị cho bạn kiến thức gì?

Siinh viên ngành Kinh tế xây dựng tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ sẽ được trang bị các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp và phục vụ hiệu quả sau khi ra trường.

Các kỹ năng nghề nghiệp bạn sẽ nắm vững:

  • Có khả năng tham gia xây dựng, hoạch định các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế xây dựng và quản lý xây dựng;
  • Có kỹ năng tổ chức quản lý các hoạt động xây dựng, tổ chức thi công xây dựng công trình; giao khoán sản xuất đến tổ, đội xây lắp;
  • Có kỹ năng tạo lập, vận hành các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, doanh nghiệp xây dựng một cách hiệu quả.
  • Có khả năng lập, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư xây dựng, giám sát và nghiệm thu công trình về mặt tài chính, định mức và tổ chức lao động
  • Có khả năng lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu, đấu thầu trong xây dựng.
  • Thành thạo với công việc lập và quản lts chi phí các công trình xây dựng: Tổng mức đầu tư, tổng dự toán xây dựng công trình, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán trong xây dựng.
  • Thành thạo các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực Kinh tế xây dựng và quản lý dự án.

Cùng nhiều kỹ năng khác bổ trợ cho kỹ năng nghề nghiệp như: Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề; Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức; Khả năng tư duy theo hệ thống; năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn; năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

Bên cạnh đó, bạn sẽ biết thêm nhiều kỹ năng cá nhân như: Kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng Quản lý và lãnh đạo, Kỹ năng giao tiếp và Kỹ năng ngoại ngữ.

3. Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kinh tế Xây dựng có thể:

  • Làm quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ cấp Trung ương như các bộ: Bộ xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng phát triển, các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng ở các bộ khác đến các cấp địa phương: cấp tỉnh, cấp quận, huyện, như Sở Xây dựng, Sở kiến trúc Quy hoạch, Sở giao thông vận tải, Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng quản lý xây dựng và tài chính.
  • Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng
  • Làm quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản.
  • Làm tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, lập và thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu ở các công ty tư vấn đầu tư và xây dựng
  • Làm thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm
  • Làm quản lý dự án tại các ban quản lý dự án và các chủ đầu tư xây dựng công trình
  • Làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

4. Phương thức tuyển sinh

Thông tin tuyển sinh Đại học 2023 tại đây

5. Cấu trúc chương trình

STTHọc phần
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1.1 Lý luận chính trị
1Triết học Mác – Lê Nin
2Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin
3Chủ nghĩa xã hội khoa học
4Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
5Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2 Khoa học tự nhiên
6Toán
7Xác suất thống kê
8Tin học ứng dụng
9Vật lý
10Pháp luật trong xây dựng Việt Nam
11Công tác tư vấn xây dựng
12Khởi nghiệp
13Kỹ năng trình bày
1.4 Kiến thức ngoại ngữ không chuyên
1.5 Giáo dục thể chất (Cấp chứng chỉ riêng)
1.6 Giáo dục Quốc Phòng (Cấp chứng chỉ riêng)
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
14Hình học họa hình
15Vẽ Kỹ thuật
16Autocad
17Cơ lý thuyết
18Trắc địa công trình và thực hành
19Kỹ thuật điện và thí nghiệm
20Địa chất công trình và thực hành
21Sức bền vật liệu
22Cơ học kết cấu
23Kinh tế học
24Cơ học đất
25Kế hoạch và dự báo xây dựng
2.2 Kiến thức chuyên ngành
2.2.1 Mô đun bắt buộc
26Vật liệu xây dựng và thí nghiệm
27Thống kê doanh nghiệp xây dựng
28Nền và móng
29Tiếng Anh chuyên ngành
30Kiến trúc
2.2.2 Tự chọn theo định hướng
2.2.2.1 Mô đun 1: Thiết kế kỹ thuật thi công xây dựng
31Kết cấu bê tông cốt thép
32Kỹ thuật thi công
33Tổ chức thi công
34Phần mềm Dự toán xây dựng
35Máy xây dựng và an toàn lao động
2.2.2.2 Mô đun 2: Kinh tế và Quản lý dự án xây dựng
36Định mức kinh tế – kỹ thuật trong xây dựng
37Kinh tế đầu tư xây dựng
38Kinh tế xây dựng
39Quản lý dự án xây dựng
40Quản trị tài chính
41Quản lý chất lượng xây dựng
2.3 Kiến thức kỹ sư
2.3.1 Học phần bắt buộc
42Định giá sản phầm xây dựng
2.3.2 Học phần tự chọn
43Vật lý kiến trúc
44Kế toán trong xây dựng
45Chuyên đề đầu tư
46Trang thiết bị công trình xây dựng
47Kiểm soát khối lưowjng (QS)
48Quản trị doanh nghiệp xây dựng
49Mô hình toán kinh tế trong xây dựng
50Kỹ thuật giao thông
51Kinh tế công trình công cộng
52Kinh tế năng lượng
53Đánh giá tác động môi trường
54Phát triển bền vững
2.4 Đồ án và thực tập nghề nghiệp
55Thực tập nhận thức
56Thực tập công nhân
57Thực tập kỹ sư
58Thực tập tốt nghiệp
59Đồ án nền móng
60Đồ án kiến trúc
61Đồ án kỹ thuật thi công
62Đồ án kết cấu bê tông cốt thép
63Đồ án kinh tế xây dựng
64Đồ án tổ chức thi công
65Đồ án kinh tế xây dựng
66Đồ án tốt nghiệp