• Mã trường: DHE
  • Mã ngành: 7510205
  • Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô
  • Chuyên ngành: Công nghệ ô tô điện; Kiểm định, dịch vụ ô tô
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01

1.Giới thiệu ngành

Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đào tạo ra kỹ sư lành nghề và chuyên gia có năng lực chuyên môn để giải quyết các công việc liên quan đến bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, thiết kế các giải pháp ứng dụng và cải tiến kỹ thuật, tư vấn và quản trị trong các hoạt động liên quan đến ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

2. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại HUET trang bị cho bạn kiến thức gì?

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ sẽ được trang bị các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp và phục vụ hiệu quả sau khi ra trường.

Các kỹ năng nghề nghiệp bạn sẽ nắm vững:

  • Kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để tiếp thu, vận dụng và phát triển tri thức, thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành kỹ công nghệ kỹ thuật ô tô;
  • Năng lực chuyên môn để có thể tham gia thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô truyền thống, xe ô tô điện và các chi tiết và phụ tùng của ô tô;
  • Năng lực định hướng, nghiên cứu, xây dựng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật cho các lĩnh vực liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô điện, ô tô nói chung và vấn đề chuyên môn;

Cùng nhiều kỹ năng khác bổ trợ cho kỹ năng nghề nghiệp như: Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề; Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức; Khả năng tư duy theo hệ thống; năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn; năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

Bên cạnh đó, bạn sẽ biết thêm nhiều kỹ năng cá nhân như: Kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng Quản lý và lãnh đạo, Kỹ năng giao tiếp và Kỹ năng ngoại ngữ.

3. Triển vọng nghề nghiệp

Chương trình đào tạo của ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô sẽ định hướng nghề nghiệp theo các hướng: Kỹ sư công nghệ kỹ thuật ô tô; kỹ sư ô tô điện, Kỹ sư kiểm định ô tô. Sinh viên có thể tự chọn cho mình một hoặc hai định hướng nghề nghiệp cho phù hợp với điều kiện và mong muốn của bản thân. Do vậy, sau khi tốt nghiệp kỹ sư  sẽ  làm việc ở các lĩnh vực: thiết kế, sản xuất, quản lý, kiểm định chi tiết phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô, kiểm tra đánh giá chất lượng, chẩn đoán sửa chữa ô tô điện, tư vấn kỹ thuật, quản lý đoàn xe, các lĩnh vực đào tạo điện-hybrid.

Ngành kông nghệ kỹ thuật ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: Cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô. Các công ty thiết kế ô tô, các nhà máy sản xuất phụ tùng, nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô, các cơ sở kinh doanh bán ô tô, công ty sửa chữa ô tô xe máy, các công ty vận tải, các cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý Nhà nước là địa chỉ và nơi làm việc công tác sau này sinh viên ra trường

Với các công việc được nêu trên, sinh viên theo học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô có thể làm việc ở:

+ Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ô tô;

+ Kỹ sư thiết kế, kiểm thử các thành phần, các hệ thống của các thiết bị, bộ phận cấu thành nên một chiếc ô tô;

+ Kỹ sư phát triển cung cấp các thuộc tính của ô tô;

+ Kỹ sư chế tạo xác định cách thức tạo ra thiết bị, bộ phận cấu thành nên chiếc ô tô;

+ Nhân viên kinh doanh: làm tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô;

+ Kiểm định viên làm tại các trạm đăng kiểm ô tô;

+ Kỹ thuật viên tại các trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa ô tô; + Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, học viện, trung tâm dạy nghề.

4. Phương thức tuyển sinh

Thông tin tuyển sinh Đại học 2024 tại đây

5. Cấu trúc chương trình

STTHọc phần
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1.1 Lý luận chính trị
1Triết học Mác – Lê Nin
2Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin
3Chủ nghĩa xã hội khoa học
4Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
5Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2 Khoa học tự nhiên
6Toán
7Toán ứng dụng
8Tin học ứng dụng
9Vật lý
10Phương pháp tính
11Vẽ kỹ thuật
1.3. Kiến thức bổ trợ
12Khởi nghiệp
13Kỹ năng thuyết trình
14Kỹ năng viết báo cáo
15Phương pháp nghiên cứu khoa học
1.4 Kiến thức ngoại ngữ không chuyên
1.5 Giáo dục thể chất (Cấp chứng chỉ riêng)
1.6 Giáo dục Quốc Phòng (Cấp chứng chỉ riêng)
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
16Cơ học lý thuyết
17Sức bền vật liệu
18Đo lường và dung sai
19CAD chuyên ngành
20Tiếng Anh chuyên ngành
21Vi xử lý và vi điều khiển
22Kỹ thuật điện và thí nghiệm
23Hệ thống truyền động ô tô
24Nguyên lý và chi tiết máy
25Kỹ thuật nhiệt
26Lý thuyết ô tô
27Động cơ đốt trong
28Kinh tế và quản lý công nghiệp
2.2 Kiến thức chuyên ngành
2.2.1 Mô đun bắt buộc
29Công nghệ thiết kế ô tô
30Hệ thống điện – điện tử ô tô
31Công nghệ chẩn đoán và sửa chữa ô tô
32Vật liệu và công nghệ chế tạo ô tô
33Hệ thống điều khiển ô tô
34Công nghệ tái chế và bảo vệ môi trường
2.2.2 Tự chọn theo định hướng (chọn 1 trong 2 mô-đun)
2.2.2.1 Mô-đun 1: Ô tô điện
35Hệ thống điều khiển thông minh
36Thiết bị lưu trữ và công nghệ sạc
37Máy điện
38Tính toán và mô phỏng ô tô
39Công nghệ ô tô điện
2.2.2.2 Mô-đun 2: Kiểm định, dịch vụ ô tô
40Kỹ thuật cảm biến
41Thử nghiệm ô tô
42Kiểm định ô tô
43Quản lý dịch vụ ô tô
44Quản lý chất lượng ô tô
2.3 Kiến thức kỹ sư (Tự chọn 15 tín chỉ)
45Quản lý dự án
46Lập trình và điều khiển ô tô
47Ô tô điện và Hybrid
48Thiết bị đo đạc ảo
49Tự động hóa quá trình sản xuất
50Robot công nghiệp
51Điện tử công suất
52Chuyển đổi số trong công nghiệp ô tô
2.4 Đồ án và thực tập nghề nghiệp
53Thực tập nhận thức ngành
54Thực tập công nhân
55Thực tập kỹ sư nhà máy
56Thực tập tốt nghiệp
57Đồ án 1
58Đồ án 2
59Đồ án 3
60Đồ án tốt nghiệp (cử nhân)
61 Đồ án tốt nghiệp (kỹ sư)

Xem thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô năm 2024 Tại đây