Kỹ thuật điện

Tổng quan

  • Mã trường: DHE
  • Mã ngành: 7520201
  • Tên ngành: Kỹ thuật điện
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01

Ngành Kỹ thuật điện là ngành chuyên đào tạo những sinh viên Kỹ thuật điện giải quyết vấn đề ở các hệ thống điện vĩ mô như truyền tải năng lượng và điều khiển motor, để có thể vận dụng tốt kiến thức và kỹ năng vào công việc thực tế khi ra trường. Ngành học tập trung vào các lĩnh vực có liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như: năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu…

Mục tiêu

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật điện – điện  tử nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về kỹ thuật điện – điện tử. Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức liên quan đến Điện, điện tử và điện từ như Mạch điện, Máy điện, Thiết bị điện – điện tử, ứng kỹ thuật máy tính, điện tử công suất; 

Mục tiêu cụ thể: Kỹ sư Điện – Điện tử được trang bị các kiến thức cơ bản về Toán, Vật lý, Hóa học, các kiến thức cơ sở về Điện, điện từ, điện tử … và các kiến thức chuyên ngành như Thiết bị điện, điện tử, hệ thống điện, hệ thống tự động và điều khiển, năng lượng tiết kiệm, kỹ thuật chiếu sáng; Đào tạo các kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của ngành Điện – điện tử,…

Cơ hội nghề nghiệp

  • Kỹ sư thiết kế bộ phận: Thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện.
  • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, vận hành tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực Thiết bị điện và hệ thống điện.
  • Kỹ sư thiết kế tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
  • Kỹ sư quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ công thương, Bộ xây dựng.
  • Cán bộ tại các công ty tư vấn thiết kế điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên khắp cả nước.

Thời gian đào tạo

Ngành Kỹ thuật điện được tiến hành đào tạo theo Quy chế đào tạo tín chỉ của Bộ Giáo dục và đào tạo. Kế hoạch chương trình đào tạo dự kiến tiến hành trong 4 năm.

Khối lượng kiến thức toàn khoá

150 tín chỉ / 4 năm

Cấu trúc chương trình

STTTên Học Phần
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1.1 Lý luận chính trị
1. Triết học Mác – Lê Nin
2Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin
3Chủ nghĩa xã hội khoa học
4Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
5Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2 Khoa học tự nhiên
6Toán
7Toán ứng dụng
8Phương pháp tính
9Vật Lý
10Tin học ứng dụng
11Vẽ kỹ thuật
1.3 Kiến thức bổ trợ
12Kỹ năng viết báo cáo
13Kỹ năng thuyết trình
14Phương pháp nghiên cứu khoa học
15Khởi nghiệp
1.4. Khối kiến thức ngoại ngữ không chuyênSV được chọn học một trong các ngoại ngữ được Đại học Huế quy định: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc và Tiếng Nga
1.5 Giáo dục Thể Chất (chứng chỉ riêng)
1.6 Giáo dục Quốc Phòng (Chứng chỉ riêng)
II. Kiến thức giáo dục chuyên ngành
2.1 Kiến thức cơ sở ngành
16Lý thuyết mạch điện
17Lý thuyết điều khiển tự động
18Tiếng anh chuyên ngành
19Kỹ thuật đo lường
20Máy điện
21An toàn và khí cụ điện
22Điện tử tương tự và số
23Điện tử công suất
24Vật liệu điện
25CAD chuyên ngành
2.2 Kiến thức chuyên ngành
2.2.1 Modun bắt buộc
26Lập trình PLC
27Truyền động điện
28Kỹ thuật lập trình
29Vi xử lý và điều khiển
30Mạng truyền thông công nghiệp và hệ thống SCADA
31Hệ thống cung cấp điện
2.2.2 Tự chọn theo định hướng
2.3.2.1 Mô – đun 1: Điện công nghiệp
32Thiết bị bù và cảm biến công nghiệp
33Lưới điện phân phối
34Ngắn mạch trong lưới điện công nghiệp
35Kỹ thuật nối đất và chống sét
36Rơ le bảo vệ
2.3.2.2 Mô – đun 2: Tòa nhà thông minh
37Kỹ thuật chiếu sáng
38Máy điện trong thiết bị tự động và điều khiển
39Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh
40Hệ thống cơ điện cho tòa nhà
41Internet vạn vật
2.3.2.3 Mô – đun 3: Năng lượng tái tạo
42Các nguồn năng lượng tái tạo
43Điện tử công suất cho năng lượng tái tạo
44Tích hợp hệ thống năng lượng tái tạo
45Thí nghiệm hệ thống điện mặt trời và điện gió
46Công nghệ lưu trữ năng lượng
2.3 Kiến thức kỹ sư
2.3.1 HP bắt buộc
47Quản lý dự án
2.3.2 HP tự chọn
48Tự động hóa trong hệ thống điện
49Phần điện trong NMĐ&TBA
50Quy hoạch và phát triển hệ thống điện
51Thiết kế điện và dự toán
52Lưới điện thông minh
53Kiểm toán và Tiết kiệm năng lượng
54Kinh tế năng lượng
55Trí tuệ nhân tạo cơ bản
56Mô phỏng hệ thống cơ điện
57Tích hợp hệ thống số
58Thiết bị đo đạc ảo
59Phân tích và kiểm soát tín hiệu
60Thiết kế và sản xuất sản phẩm điện tử
2.4 Đồ án và thực tập nghề nghiệp
61TT nhận thức ngành
62TT công nhận
63TT tốt nghiệp
64TT kỹ sư nhà máy
65Đồ án máy điện
66Đồ án điện tử công suất
67Đồ án lập trình PLC
68Đồ án 1
69Đồ án 2
70Đồ án tốt nghiệp

Tổ hợp môn xét tuyển và chỉ tiêu

STTTổ hợp mônMã tổ hợp
1Toán – Vật lý – Hóa họcA00
2Toán – Vật lý – Tiếng AnhA01
3Toán – Văn – Anh D01

Học phí

Học phí: 385.000/ 1 tín chỉ

Phương thức tuyển sinh

Thông tin tuyển sinh Đại học 2024 tại đây

FQAs

1. Sau khi tốt nghiệp ngành KTĐ sinh viên có thể làm những gì?

Trả lời: Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện có thể đảm nhận các vị trí như:
– Kỹ sư thiết kế phần cơ-điện (Kỹ sư ME) cho các công ty thiết kế điện, xây dựng, công nghệ chiếu sáng.
– Kỹ sư tư vấn và giám sát các công trình điện cho các công ty tư vấn, xây dựng lắp đặt điện dân dụng và công nghiệp, cung cấp các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
– Kỹ sư vận hành và bảo trì mạng điện, thiết bị điện tại nhà máy thủy điện, nhà máy điện mặt trời, nhà máy phong điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà thông minh, cao ốc văn phòng.
– Cán bộ chuyên trách tại các công ty điện lực.
– Kỹ sư nghiên cứu (kỹ sư R&D) tại các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.
– Nhà khởi nghiệp kinh doanh các thiết bị và giải pháp liên quan đến điện, điện tử, tự động hóa.
– Tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có thể tham gia giảng dạy tai các trường đại học, cao đẳng.

2. Học ngành KTĐ yêu cầu những gì?

Trả lời: Để theo đuổi và thành công trong lĩnh vực Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) bạn cần những tố chất sau:
1/ Giỏi về các môn tự nhiên: Đây là một tố chất quan trọng vì giỏi các môn tự nhiên đồng nghĩa với việc bạn có tư duy khoa học, tư duy logic tốt – điều này cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, nhờ đó dễ dàng quản lý, vận hành các hệ thống kỹ thuật phức tạp. Ngoài ra, sẽ là lợi thế nếu bạn thông minh, năng động và say mê lĩnh vực Điện, điện tử vì đây là một ngành học đòi hỏi người học phải luôn tìm tòi, cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới để áp dụng vào thực tế tại Việt Nam.
2/ Kiên trì, nhẫn nại: Làm việc trong lĩnh vực điện, điện tử thường xuyên phải mày mò với máy móc, thiết bị, lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ. Chính vì vậy, người làm Điện, điện tử rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó. Nếu không có sự kiên trì và nhẫn nại, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc trước những công việc lặp lại theo quy trình hay những vấn đề đòi hỏi cao về tính tỉ mỉ.
3/ Thích tìm tòi, học hỏi, yêu thích các thiết bị điện tử: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngay ngày mai đã trở thành lỗi thời. Do đó, ngành Kỹ thuật điện, điện tử cần bạn phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.
4/ Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm: Điện, điện tử là ngành công nghệ cao,
khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.

3. Khi theo học ngành này sinh viên sẽ học được những gì?

Theo học ngành kỹ thuật điện, các bạn sẽ được trang bị các kiến thức về tiếng anh, toán, lý, tin
học đại cương, các kiến thức về điện, điện tử, điện từ cơ bản; thiết kế các hệ thống cung cấp điện dân dụng và công nghiệp; Thiết kế các hệ thống điều khiển sử dụng khí cụ điện, PLC, vi điều khiển; Ngoài ra sẽ được trang bị các kiến thức cập nhật về công nghệ tòa nhà thông minh, điện mặt trời, điện gió, robot công nghiệp. Thêm vào đó các bạn sẽ được tham gia thực tập và làm đồ án tại các doanh nghiệp.

4. Em muốn xét tuyển vào trường, thì đăng ký như thế nào?

Khoa Kỹ thuật và Công nghệ có 03 phương thức tuyển sinh:

1. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2023
ĐXT = (Môn 1 + Môn 2 + Môn 3) + ĐƯT (nếu có)
(Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐƯT: Điểm ưu tiên).
Xét tuyển từ cao đến thấp

2. Xét tuyển dựa vào học bạ THPT
Yêu cầu: Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (HK 1 và 2 của lớp 11 và HK1 lớp 12) của 3 môn theo tổ hợp môn đăng ký >=18 (Không tính điểm ưu tiên)
ĐXT = ∑ Điểm trung bình 3 học kỳ của 3 môn + ĐƯT
(Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐƯT: Điểm ưu tiên).

3. Xét tuyển thẳng

xem Tại đây

5. Học phí của trường là bao nhiêu? Ngoài học phí ra, sinh viên còn phải đóng thêm khoản lệ phí nào khác nữa không?

Học phí của trường vào khoảng 13-15 triệu/năm. Ngoài học phí, sinh viên sẽ cần đóng thêm các khoản như tiền bảo hiểm y tế, phí đồng phục, quỹ Đoàn, quỹ lớp…

6. Sinh viên nghèo có được hưởng chính sách ưu đãi gì tại Trường không?

Sinh viên thuộc đối tượng Con mồ côi cả cha lẫn mẹ, hộ nghèo, hộ cận nghèo, là người dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn… thì được miễn, giảm học phí. (theo Hướng dẫn số 464/HD-ĐHH ngày 22 tháng 4 năm 2016, tham khảo tại địa chỉ http://hueuni.edu.vn/qlvb/admin/uploads/HD 464_HD_DHH2542016.PDF)

7. Trường có chính sách học bổng cho SV trong quá trình học không?

Đại học Huế có nhiều chính sách học bổng cho sinh viên trong quá trình học. Ví dụ như học bổng khuyến khích học tập (trích từ 8% tiền học phí), học bổng VietSeeds. học bổng Nguyễn Trường Tộ dành cho sinh viên nghèo vượt khó

8. Trường có chính sách học bổng cho tân sinh viên không?

HUET có nhiều chính sách học bổng cho cho tân sinh viên ví dụ như học bổng khuyến khích học tập, Đại học Huế có học bổng dành cho thủ khoa các trường.

9. Học tại Trường, sau khi tốt nghiệp nhà trường có giới thiệu việc làm không?

Tất nhiên rồi, Sau khi tốt nghiệp, HUET có giới thiệu sinh viên tham dự các buổi phỏng vấn tìm việc với các đối tác của HUET.

10. Thí sinh trúng tuyển xét học bạ và thí sinh trúng tuyển xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia khi học tại trường có gì khác nhau không ạ?

Cả hai hình thức khi trúng tuyển sẽ cùng tham gia học chương trình đại học giống nhau.

11. Thầy có thể giải thích cho e hiểu về KTĐ là gì?

Kỹ thuật điện là ngành học thiên hướng về học về bản chất (lý thuyết), kỹ năng thực hành, kỹ năng thiết kế các lĩnh vực liên quan đến điện, điện tử và điện từ. Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được cấp bằng Kỹ sư điện.

12. Thầy có thể tư vấn cho em về ngành?
  • Xu thế hiện nay, ngành KTĐ không phải là ngành mới, tuy nhiên với vai trò của điện- điện tử trong xã hội ngày này, nó không thể thiếu. Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và phải đảm bảo các yếu tố về môi trường, nên nhu cầu về điện năng sạch ngày càng tăng cao, dẫn đến việc thiếu hụt các kỹ sư điện làm việc trong các nhà máy điện tái tạo như điện mặt trời, điện gió. Giần Huế nhất là Quảng Trị đang tập trung để phát triển thành trung tâm năng lượng của Việt Nam, đây là một vùng đất hứa hẹn của các kỹ sư dự án điện. Thêm vào đó Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam cũng phát triển nhiều khu công nghiệp dẫn đến nhu cầu về kỹ sư điện dân dụng và công nghiệp là rất cao.
  • Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo của HUET được thiết kế với 150 TC và giảng dạy theo modul định hướng tập trung vào người học, thêm vào đó thời gian học có thể được rút ngắn xuống 4 năm, nên tạo sự thoải mái tâm lý cho sinh viên.
  • Cơ hội thực tập: Các bạn được thực tập nhận thức, công nhân, kỹ sư nhà máy ngay khi còn ở ghế nhà trường: Trạm biến áp 220 kV, Nhà máy xi măng, Nhà máy gỗ ép, Nhà máy bia, công ty xây lắp điện, Nhà máy điện mặt trời, Nhà máy điện gió, Nhà máy thủy điện… Sau khi tốt nghiệp các bạn có thể thực tập tại các nước như Nhật, Hàn quốc để tăng cường chuyên môn, tiếp cận các công nghệ mới.
  • Nghề nghiệp tương lai: giống câu 1
  • Cơ hội việc làm: Cơ hội việc làm cực kỳ cao, ngoài các công việc chính như thiết kế, giám sát, quản lý các dự án điện, thì do nhu cầu xử lý các sự cố các hệ thống điện của toàn nhà, hệ thống điện tự động nên mỗi một xí nghiệp, nhà máy, khách sạn đều cần một kỹ sư điện phục vụ.
13. Làm sao để định hướng được nghề nghiệp cũng như là ngành học cho bản thân, Thầy có thể tư vấn cho em được không?

Có 3 yếu tố sẽ định hướng chính nghề nghiệp của bản thân là: Đam mê của bản thân, xu hướng của xã hội, điều kiện hiện có của gia đình. Khi hài hòa được cả 3 yếu tố trên bản thân có thể chọn lựa ngành học tốt cho mình. Không nhất thiết học Kỹ thuật điện ra trường phải làm kỹ sư điện, nếu có đam mê bạn có thể khởi nghiệp trong lĩnh vực điện, điện tử, hoặc có thể làm
quản lý một doanh nghiệp. HUET trang bị đủ để các bạn thực hiện các công việc trên.