Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
  • Mã trường: DHE
  • Mã ngành: 7520216
  • Tên ngành: Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01

Tổng quan

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy xi măng, sắt thép, nước giải khát và thiết kế, điều khiển, chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài. Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động; giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, nhân lực thời gian và chi phí.

Mục tiêu

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa trang bị cho sinh viên kiến thức về: lý thuyết mạch điện – điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện… Học ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa sinh viên được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh…

Cơ hội nghề nghiệp

Vị trí làm việc sau tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể công tác tại: Các công ty xí nghiệp công nghiệp với vai trò cán bộ kỹ thuật của phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, phòng cơ điện; các công ty tư vấn, thiết kế và xây lắp điện; các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tự động hóa.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: có khả năng thực hiện các nghiên cứu chuyên ngành sâu về kỹ thuật điện, tự động hóa, điều khiển tự động. Tiếp tục học tập các chuyên ngành ở các trình độ sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) trong lĩnh vực điện tự động hóa, kỹ thuật điện, điều khiển tự động, …

Trình độ Ngoại ngữ: Có các chứng chỉ Tiếng Anh B1 hoặc tương đương theo chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Thời gian đào tạo

Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá được tiến hành đào tạo theo Quy chế đào tạo tín chỉ của Bộ Giáo dục và đào tạo. Kế hoạch chương trình đào tạo dự kiến tiến hành trong 4 năm.

Khối lượng kiến thức toàn khoá

150 tín chỉ / 4 năm

Cấu trúc chương trình

Năm 1

Học kỳ I

  • Những NLCB của CN Mác-Lênin
  • Toán cao cấp A1
  • Vật lý đại cương
  • Thé nghiệm vật lý đại cương
  • Tin học đại cương
  • Khoa học môi trường đại cương
  • Pháp luật Việt Nam đại cương
  • Hình học họa hình

Học kỳ II

  • Những NLCB của CN Mác-Lênin
  • Toán cao cấp A2
  • Xác suất thống kê
  • Vẽ kỹ thuật và vẽ kỹ thuật trên máy tính
  • Toán chuyên ngành
  • Cơ học ứng dụng
  • An toàn điện
Năm 2

Học kỳ III

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Kỹ thuật nhiệt
  • Lý thuyết mạch điện
  • Thí nghiệm mạch điện
  • Mạch điện tử
  • Thí nghiệm mạch điện tử
  • Máy điện
  • Thí nghiệm máy điện
  • Đồ án Máy điện

Học kỳ IV

  • Đường lối CM của Đảng CSVN
  • Kỹ Thuật xung số
  • Tiếng anh chuyên ngành
  • Kỹ thuật đo lường
  • Thí nghiệm kỹ thuật đo lường
  • Điện tử công suất
  • Thí nghiệm điện tử công suất
  • Đồ án Điện tử công suất
Năm 3

Học kỳ V

  • Lý thuyết điều khiển tự động
  • Khí cụ điện
  • Thí nghiệm khí cụ điện
  • Học phần tự chọn (chọn 1 học phần: Kinh tế năng lượng, Quản lý dự án cho kỹ sư)
  • Vi xử lý và vi điều khiển
  • TN vi xử lý và vi điều khiển
  • Đồ án vi xử lý và vi điều khiển
  • Xử lý tín hiệu số

Học kỳ VI

  • Truyền động điện
  • Thí nghiệm truyền động điện
  • Kỹ thuật điều khiển lập trình PLC
  • Thí nghiệm PLC
  • Đồ án PLC
  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
  • Học phần tự chọn 
Năm 4

Học kỳ VII

  • Cấu trúc hệ thống máy tính
  • Điều khiển truyền động điện
  • Cung cấp điện
  • Đồ án Cung cấp điện
  • Thiết kế hệ điều khiển nhúng
  • Điều khiển máy CNC
  • Thiết kế hệ thống tự động hóa
  • Tự động hóa quá trình sản xuất

Học kỳ VIII

  • Học phần tự chọn
  • Mạng truyền thông công nghiệp và hệ SCADA
  • Cảm biến
  • Đồ án điều khiển truyền động điện
  • Thiết bị khí nén và thủy lực trong tự động hóa
  • Robot công nghiệp
  • Đồ án thiết kế hệ thống tự động hóa
  • Thực tập công nhân
  • Thực tập tốt nghiệp

Tổ hợp môn xét tuyển và chỉ tiêu

STTTổ hợp mônMã tổ hợp
1Toán – Lý – Hóa A00
2Toán – Lý – AnhA01
3Toán – Văn – Anh D01

Học phí

Học phí : 385.000 VNĐ/1 tín chỉ

Phương thức tuyển sinh

Thông tin tuyển sinh Đại học 2024 tại đây

FQAs

1. Sau khi tốt nghiệp ngành KTDK&TĐH sinh viên có thể làm những gì?

Trả lời: Sinh viên tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể công tác tại:
– Viện Nghiên cứu Điện tử – Tin học – Tự động hóa
– Viện ứng dụng công nghệ,
– Trung tâm thiết kế vi mạch
– Các khu công nghệ cao, các công ty công nghệ cao
– Giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu tại các trường Đại học có chuyên ngành Điều khiển tự động trong nước
– Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực
– Các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị tự động hoặc chuyển giao công nghệ

2. Học ngành KTDK&TĐH yêu cầu những gì?

Trả lời: Để theo đuổi và thành công với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, bạn cần
những tố chất sau:
1/ Siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó tìm tòi: Làm việc trong lĩnh vực tự động hóa, bạn thường
xuyên phải mày mò với máy móc, thiết bị, lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ. Chính vì
vậy, người làm Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó. Nếu
không có sự kiên trì và nhẫn nại, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc trước những vấn đề cần sự tỉ mỉ. Ngoài
ra, sẽ là lợi thế nếu bạn thông minh, năng động và cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích sự chuẩn xác.
2/ Có tư duy logic, đam mê kỹ thuật, nhất là lĩnh vực tự động hóa: Bất cứ ngành nào thuộc lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ cũng đòi hỏi cao về tư duy logic và sự đam mê về kỹ thuật, công nghệ. Riêng đối với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, được xem là một bước phát triển cao của kỹ thuật thì những yêu cầu này lại càng gần như là bắt buộc.
3/ Thích nghiên cứu, sáng tạo, chủ động trong công việc: Công nghệ thay đổi và phát triển liên
tục, những kỹ thuật tiên tiến hôm nay có thể vài ngày sau đã trở thành lỗi thời. Do đó, ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cần bạn phải liên tục nghiên cứu, chủ động trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.
Nếu có những yếu tố nói trên, bạn hãy tự tin theo học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Tất nhiên, để trở thành một Kỹ sư Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa giỏi, bạn cần có thêm một số yêu cầu khác nữa mà bạn có thể dần dần bồi đắp trong những năm học đại học.

3. Khi theo học ngành này sinh viên sẽ học được những gì?

Theo học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, các bạn sẽ được trang bị các kiến thức về
tiếng anh, toán, lý, tin học đại cương, các kiến thức về điện, điện tử, điện từ cơ bản; thiết kế các hệ thống cung cấp điện dân dụng và công nghiệp; Thiết kế các hệ thống điều khiển sử dụng khí cụ điện, PLC, vi điều khiển; Ngoài ra sẽ được trang bị các kiến thức cập nhật về công nghệ tòa nhà thông minh, điện mặt trời, điện gió, robot công nghiệp. Thêm vào đó các bạn sẽ được tham gia thực tập và làm đồ án tại các doanh nghiệp.

4. Em muốn xét tuyển vào trường, thì đăng ký như thế nào?

Khoa Kỹ thuật và Công nghệ có 03 phương thức tuyển sinh:

1. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2023
ĐXT = (Môn 1 + Môn 2 + Môn 3) + ĐƯT (nếu có)
(Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐƯT: Điểm ưu tiên).
Xét tuyển từ cao đến thấp

2. Xét tuyển dựa vào học bạ THPT
Yêu cầu: Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (HK 1 và 2 của lớp 11 và HK1 lớp 12) của 3 môn theo tổ hợp môn đăng ký >=18 (Không tính điểm ưu tiên)
ĐXT = ∑ Điểm trung bình 3 học kỳ của 3 môn + ĐƯT
(Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐƯT: Điểm ưu tiên).

3. Xét tuyển thẳng đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024

xem Tại đây

4.Học phí của trường là bao nhiêu? Ngoài học phí ra, sinh viên còn phải đóng thêm khoản lệ phí nào khác nữa không?

Học phí của trường vào khoảng 13-15 triệu/năm. Ngoài học phí, sinh viên sẽ cần đóng thêm các khoản như tiền bảo hiểm y tế, phí đồng phục, quỹ Đoàn, quỹ lớp..

5. Sinh viên nghèo có được hưởng chính sách ưu đãi gì tại Trường không?

Sinh viên thuộc đối tượng Con mồ côi cả cha lẫn mẹ, hộ nghèo, hộ cận nghèo, là người dân tộc
thiểu số ở vùng kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn… thì được miễn, giảm học phí. (theo Hướng dẫn số 464/HD-ĐHH ngày 22 tháng 4 năm 2016, tham khảo tại địa
chỉ http://hueuni.edu.vn/qlvb/admin/uploads/HD 464_HD_DHH2542016.PDF)

6. Trường có chính sách học bổng cho SV trong quá trình học không?

Đại học Huế có nhiều chính sách học bổng cho sinh viên trong quá trình học. ví dụ như học bổng khuyến khích học tập (trích từ 8% tiền học phí), học bổng VietSeeds. học bổng Nguyễn Trường Tộ dành cho sinh viên nghèo vượt khó

7. Trường có chính sách học bổng cho tân sinh viên không?

HUET có nhiều chính sách học bổng cho cho tân sinh viên ví dụ như học bổng khuyến khích học tập, Đại học Huế có học bổng dành cho thủ khoa các trường.

8. Học tại Trường, sau khi tốt nghiệp nhà trường có giới thiệu việc làm không?

Tất nhiên rồi, Sau khi tốt nghiệp, HUET có giới thiệu sinh viên tham dự các buổi phỏng vấn tìm việc với các đối tác của HUET.

9. Thí sinh trúng tuyển xét học bạ và thí sinh trúng tuyển xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia khi học tại trường có gì khác nhau không ạ?

Cả hai hình thức khi trúng tuyển sẽ cùng tham gia học chương trình đại học giống nhau.

10. Thầy có thể giải thích cho em hiểu về KTDK&TĐH là gì?

Có thể hiểu, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…
Cụ thể, nếu theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;…

11. Thầy có thể tư vấn cho em về ngành?
  • Ngành này trước đây còn có tên gọi là nghành công nghệ tự động, đây là ngành của thời đại công nghiệp. Khi các nhà máy công nghiệp được hình thành, cũng là thời điểm mà ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa thể hiện rõ vai trò quan trong của mình. Khi nào vẫn còn các nhà máy sản xuất công nghiệp, khi đó ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa vẫn còn thể hiện vai trò quan trọng của mình.
  • Tuy vậy, với xu thế phát triển của xã hội, một vấn đề đặt ra là nhu cầu của con người thay đổi quá nhanh, nhu cầu sản xuất sản phẩm thay đổi liên tục. Mỗi lần thay đổi sản xuất sản phẩm mới là mỗi lần phải thay đổi lại toàn bộ các máy móc thiết bị, dẫn đến các hệ thống sản xuất dễ bị lỗi thời. Yêu cầu bức thiết đặt ra là làm sao để một dây chuyền có thể sản xuất linh hoạt với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau mà không cần phải thay thế, làm lại các thiết bị máy móc.
  • Với sự ra đời tiếp theo của PLC và máy tính cùng với sư phát triển khoa học điều khiển… hệ thống sản xuất linh hoạt như yêu cầu ở trên đã trở thành hiện thực và trở nên phổ biến. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một ngành khá rộng, liên quan đến hầu hết mọi kỹ thuật khoa học công nghệ hiện đại nhất cho sản xuất.
  • Hãy hình dung một ngày nào đó bạn có thể tham gia vận hành một dây chuyển sản xuất tự động, hoặc cơ bản hơn như tham gia điều khiển một tay máy robot di chuyển gia công sản phẩm theo ý muốn, và xây dựng chế tạo nên các thiết bị hoạt động tự động. Theo học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá bạn sẽ thực hiện được.
  • Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo của HUET được thiết kế với 150 TC và giảng dạy theo modul định hướng tập trung vào người học, thêm vào đó thời gian học có thể được rút ngắn xuống 4 năm, nên tạo sự thoải mái tâm lý cho sinh viên.
  • Cơ hội thực tập: Các bạn được thực tập nhận thức, công nhân, kỹ sư nhà máy ngay khi còn ở ghế nhà trường: Trạm biến áp 220 kV, Nhà máy xi măng, Nhà máy gỗ ép, Nhà máy bia, công ty xây lắp điện, Nhà máy điện mặt trời, Nhà máy điện gió, Nhà máy thủy điện… Sau khi tốt nghiệp các bạn có thể thực tập tại các nước như Nhật, Hàn quốc để tăng cường chuyên môn, tiếp cận các công nghệ mới.
12. Làm sao để định hướng được nghề nghiệp cũng như là ngành học cho bản thân, Thầy có thể tư vấn cho em được không?

Trả lời. Có 3 yếu tố sẽ định hướng chính nghề nghiệp của bản thân là: Đam mê của bản thân, xu hướng của xã hội, điều kiện hiện có của gia đình. Khi hài hòa được cả 3 yếu tố trên bản thân có thể chọn lựa ngành học tốt cho mình. Không nhất thiết học Kỹ thuật điện ra trường phải làm kỹ sư điện, nếu có đam mê bạn có thể khởi nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, hoặc có thể làm quản lý một doanh nghiệp. HUET trang bị đủ để các bạn thực hiện các công việc trên.