Tự động hóa là gì? – Nghề nghiệp siêu Hot trong tương lai gần

Tự động hóa là gì? Cơ hội việc làm rộng mở với ngành tự động hóa? Tự động hóa học gì ở đâu ra trường làm gì? Tất cả câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây!

1. Ngành Tự động hóa
Ngày nay, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng tăng kéo theo đó là đòi hỏi các dây chuyền sản xuất công nghiệp ngày càng phải ngày một hiện đại hơn, năng suất tạo ra hàng hóa nhiều hơn, ta có thể hiểu quá trình tạo ra sản phẩm trên dây chuyền công nghiệp này là tự động hóa sản xuất. Ngày nay nhu cầu sản xuất tự động hóa ngày càng cao đòi hỏi việc sử dụng các kỹ thuật điều khiển hiện đại phỉa có sự trợ giúp của máy tính, một mình con người không thể thực hiện giám sát kiểm tra được quá trình này. Từ đó nảy sinh ra các yếu tố hợp thành ngành tự động hóa.

2. Tự động hóa là gì? Việc làm tự động hóa là gì?
Tự động hóa là một ngành công nghệ hoạt động dựa trên việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, điều khiển tự động và các phần mềm máy tính để vận hành và điều khiển tự động toàn bộ quá trình sản xuất.
Đây là công việc được nhiều người xem là nhàm chán do cứ làm đi làm lại một quy trình sản xuất. Liệu đó có phải tất cả? Không hẳn là như vậy đâu! Công việc này không chỉ đứng máy làm đi làm lại một công việc mà một kỹ sư tự động hóa còn phải quản lý vận hành các thiết bị tự động của một dây chuyền sản xuất như: nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy bia, cung cấp lắp đặt thiết bị hạ tầng tự động…
Một kỹ sư tự động hóa phải đảm bảo thực tập tự động hóa các nhiệm vụ như theo dõi các hệ thống điều khiển, phát hiện những sai sót của hệ thống để khắc phục kịp thời để sao cho hệ thống hoàn thiện nhất, thêm vào đó họ còn phải vận hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện tự động…

3. Vai trò tầm quan trọng của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Hiểu đúng theo tên gọi của ngành, tự động hóa là chỉ việc vận hành của một dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại để thay sức lao động của con người tự động vận hành máy móc để sản xuất ra hàng hóa. Thử tưởng tượng đến một ngày nhà máy nào cũng sở hữu robot sản xuất hàng hóa tự động. Điều đó tiện lợi biết bao nhiêu. Con người không phải làm công việc sản xuất nhàm chán lặp lại, thay vào đó là đội ngũ nhân lực kinh nghiệm cao đứng giám sát điều khiển máy móc. Viễn cảnh này chứng tỏ ngành công nghiệp hóa của chúng ta ngày càng tiến bộ, mang lại tiện ích cho con người thay sức lao động của con người thành lao động của máy móc. Con người lúc này chỉ quản lý chứ không phải lao công khổ sức để làm việc chân tay nữa. Từ đó ta thấy vai trò vị trí của ngành này quan trong thế nào trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa dây chuyền sản xuất ở các nhà máy, doanh nghiệp.

4. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
Tự động hóa là ngành nghề không còn mới, nó là ngành nghề đã được nhắc tên rất nhiều lần trong số danh sách các lĩnh vực nghề nghiệp HOT của năm. Do đó, đây là một ngành nghề rất được con người chú trọng phát triển mạnh mẽ theo sau bước tăng trưởng của ngành công nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tự động hóa có thể làm việc tại các vị trí nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao,… Làm giảng viên hoặc nghiên cứu sinh chuyên ngành tự động hóa tại các trường Đại học có chuyên ngành Điều khiển tự động trong nước và nước ngoài tùy thuộc vào trình độ của mỗi người; Bạn cũng có thể công tác tại các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong mọi  lĩnh vực;…
Mặc dù sự hấp dẫn của ngành tự động hóa tại Việt Nam đang rất HOT và cả các quốc gia phát triển như Nga, Đức, ngành này cũng rất phổ biến nhưng số người ứng tuyển vào vị trí Kỹ sư tự động hóa luôn luôn ở mức thấp. Có thể người ta chưa biết đến nghề này hay người ta sợ nghề này khô khan nên các doanh nghiệp cần vị trí kỹ sư tự động hóa lúc nào cũng khát nhân lực.

5. Một số chức danh và công việc chuyên sâu của một Kỹ sư Tự động hóa trong công ty tự động hóa
– Kỹ sư thiết kế (thiết kế các hệ thống tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp);
– Kỹ sư lập trình ứng dụng (lập các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, các bộ điều khiển lập trình);
– Tư vấn (cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên và giáo dục đào tạo);
– Kỹ sư vận hành và bảo trì (bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động);
– Kỹ sư điện tự động hóa (vận hành bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp);
– Chuyên gia hệ thống (phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các công ty, nhà máy);
– Chỉ huy các dự án (thiết kế, xây lắp các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án đó);
Các kỹ sư Tự động hóa thường làm việc trong các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp hiện đại như dây chuyền lắp ráp xe máy, vận hành nhà máy nước, điện, tự động hoá phục vụ hàng không, các xưởng chế biến thực phẩm, trong ngành dầu khí, dây chuyền chế tạo xi măng, dây chuyền làm ra giấy, dệt, dây chuyền cải biến nước thải… Trong nông nghiệp, người ta cần các dây chuyền tự động trồng rau sạch, hệ thống điều khiển sinh trưởng của các loại cây… Hoặc tự động hóa đèn giao thông thành phố, hệ thống điều khiển và tín hiệu giao thông…

6. Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa yêu cầu gì về phẩm chất của người lao động?
Do đặc thù của tự động hóa đòi hỏi yếu tô trình độ kỹ thuật phải siêu nên là kỹ sư tự động hóa, bạn không chỉ phải nắm vững chuyên môn mà còn cần thành thạo kỹ năng thực hành, đặc biệt là phải giỏi ngoại ngữ và tin học. Giỏi tin học bạn mới điều khiển được máy móc thông qua hệ thống máy tính. Mà hệ thống máy tính lại được cài đặt toàn bộ bằng tiếng Anh do đó bạn phải giỏi ngoại ngữ mới có thể hiểu và vận hành tốt máy móc công nghiệp thời hiện đại.
Để làm tốt vị trí kỹ sư tự động hóa, bạn không chỉ nắm vững chuyên môn mà bạn còn phải rèn luyện nhiều kỹ năng mềm khác. Học đi đôi với hành, bạn phải học tập từ thực tế dây chuyền công nghiệp hiện nay.  Có thể phải mất 6 tháng – 1,5 năm họ mới hiểu được công việc mình làm. Tố chất bạn cần có lúc này là:
– Siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó tìm tòi: Làm việc trong lĩnh vực tự động hóa, bạn gần như phải yêu thích máy móc, thiết bị, tìm tòi cách sử dụng để máy móc phục vụ cho con người với tất cả khả năng của nó. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm tòi xem khả năng máy móc nó làm được những gì làm được tới đâu. Nếu không kiên nhẫn, bạn sẽ dễ dàng từ bỏ công việc này ngay thôi.
– Có tư duy logic, đam mê với lĩnh vực tự động hóa: Bất cứ người nào làm ngành liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ đều cần có tư duy logic và sự đam mê, hiểu biết về công nghệ sản xuất. Riêng đối với ngành tự động hóa, đây được xem là yếu tố then chốt quyết định bạn có phải một kỹ sư tự động hóa giỏi không.
– Thích nghiên cứu, sáng tạo, chủ động trong công việc: Công nghệ không ngừng biến đổi và phát triển, hôm nay có thể là kỹ thuật này mới nhưng ngày mai nó đã có thể trở nên cũ kỹ và bị công nghệ mới thay thế. Do đó, ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cần bạn phải thường xuyên chủ động trau dồi học hỏi tìm tòi kiến thức mới để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Có như thế bạn mới theo kịp sự phát triển của thế giới.
Nếu những yếu tố trên là những cụm từ mô tả toàn bộ con người của bạn thì đừng ngần ngại nữa, hãy tự tin theo học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Theo học chuyên ngành này tại các trường đại học, học viên sẽ được học đi đôi với hành đầy đủ các kỹ năng chuyên môn vừa được tạo điều kiện để bạn có thể phát huy tối đa những tố chất, khả năng tiềm ẩn của bạn trong lĩnh vực bạn theo học.

7. Lương của Kỹ sư tự động hóa
Ở trong nước lương của Kỹ sư tự động hóa sẽ lần lượt như sau:
Lương thấp nhất:4 Triệu đến 9,5 triệu. Đây là mức lương cho người mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Cao hơn một chút là mức lương trung bình:12,2 triệu, cao hơn là mức lương bậc cao:14,8 triệu. Và hiện khảo sát cho thấy mức lương cao nhất cho kỹ sư tự động hóa ở Việt Nam là 36 triệu đồng. Đó là ở trong nước. Vậy nước ngoài thì sao?
Theo kết quả một cuộc điều tra của chúng tôi, kết hợp với tạp chí InTech, Úc và New Zealand họ trả cho Kỹ sư tự động hóa với mức lương là $143.470/năm (tương đương 2,87 tỷ đồng). Canada là nước trả lương cho kỹ sư tự động hóa cao thứ 2 thế giới là mức lương $105.440/năm. Xếp thứ 3 là Mỹ với  $103.910/năm. Mức lương này còn có thể tăng hơn tỉ lệ thuận với năng lực lao động của bạn.

8. Những kiến thức người trong ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa phải học hay học tự động hóa những gì?
•Khối kiến thức nền tảng gồm có những kỹ năng thông tin về cơ khí, kiến thức về điện tử, về công nghệ thông tin và máy tính. Cơ khí, điện tử, máy tính là những bài học không thể thiếu cho hệ thống tự động hóa hoạt động.
•Khối kiến thức về điều khiển và tự động hóa
•Khối kiến thức về Tự động hoá quá trình sản xuất, dây chuyền sản xuất tự động
•Khối kiến thức về thiết bị tự động: như role, các cảm biến công nghệ cao…
•Khối kiến thức về kỹ năng lập trình điều khiển hệ thống trên máy tính PC, trên hệ thống nhúng, FPGA, trên các thiết bị điều khiển chuyên ngành như PLC, ZEN, LOGO…
•Ngoài ra còn có khối kiến thức về CAD/CAM/CNC, gia công khuôn mẫu.

Nguồn: timviec365.vn
Tác giả: Trần Quỳnh Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *